Hotline tư vấn/hỗ trợ: 0989 369 369

Hoạt động tạo hình - Lớp MG Nhỡ

In đường nét tạo tranh - GV: Trần Thị Hồng

09/04/2025

18 Lượt xem

Cỡ chữ

Chủ đề: Bản thân
Hoạt động học: Tạo hình
Tên đề tài: In đường nét tạo tranh
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Hồng
Độ tuổi: 4 - 5 tuổi
 
1. Mục đích - yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi và nhận biết một số đườn nét cơ bản như: nét xiên, nét thẳng, nét ngang, nét cong, nét tròn
- Trẻ biết mô tả lại các tư thế chuyển động của cơ thể, lưu lại các tư thế vận động của mình và bạn bằng cách sử dụng các đường nét cơ bản tạo ra sản phẩm
- Trẻ biết nói lên ý tưởng và đặt tên cho sản phẩm của mình
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng khéo léo của đôi tay, có kỹ năng in đường nét theo quy trình: nhúng đồ vật cần in- nhấc lên- in lên giấy- nhấc lên- lặp lại thao tác
- Luyện khả năng quan sát, tư duy, tưởng tượng
- Trẻ sắp xếp bố cục bức tranh hài hòa
c. Giáo dục:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động, thực hiện đến cùng ý tưởng của mình
- Trẻ cảm nhận và nói lên cảm xúc của mình trước vẻ đẹp của bức tranh
- Có ý thức bảo vệ mội trường xung quanh, thu dọn đồ dùng gọn gàng
2. Chuẩn bị
a. Không gian tổ chức: Lớp học
b. Đồ dùng:
- Giáo án điện tử, bìa giấy catton, tranh mẫu, màu nước, khăn lau, tăm bông,…
3. Tiến hành
a. Hoạt động 1:
- Cho lớp chơi trò chơi “Vũ điệu hóa đá”
- Cách chơi: trẻ cùng vận động theo nhạc, khi nhạc dừng trẻ sẽ giữ nguyên tư thế “hóa đá”, khi nhạc nổi lên trẻ tiếp tục vận động theo ý thích
- Cô trò chuyện về dẫn dắt vào nội dung bài học mới
b. Hoạt động 2:
- Cho trẻ xem video về một số các tư thế khác nhau
- Làm thế nào để có thể lưu lại được hình ảnh về những tư thế con và bạn đã làm
* Hướng dẫn kỹ năng sắp xếp bố cục các nét tạo các phần của cơ thể
- Cô cho trẻ nhắc lại lỹ thuật in đường nét
- Cô khái quát lại: Nhúng đồ vật cần in vào đĩa màu, nhấc lên, ấn lên giấy, nhấc lên, lặp lại tư thế
- Cô hướng dẫn kỹ năng phối hợp các đường in để tạo thành bức tranh
+ Để in đường nét tạo hình người, các con in bộ phận nào trước? Và cần những nét nào để in?
+ Tiếp theo đến bộ phận nào?
- Để bức tranh thêm sinh động, các con có thể vẽ hoặc in các chi tiết như mặt trời, hoa, lá,…
* Cho trẻ suy nghĩ và nói lên ý tưởng của bản thân
- Con muốn in người như thế nào?
- Tư thế đó có đặc điểm gì?
- Con sẽ tạo bức tranh bằng cách nào?
* Cô cho trẻ thực hiện
- Trẻ về tổ thực hiện
- Cô mở nhạc nhẹ cho trẻ làm
- Cô quan sát, hỗ trợ và động viên trẻ thực hiện
c. Hoạt động 3:
* Trưng bày sản phẩm
- Cô cho trẻ chia sẻ với nhau về sản phẩm của mình, nhóm và bạn
- Cô và trẻ cùng nhận xét sản phẩm
+ Con thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
+ Cô nhận xét và tuyên dương những sản phẩm hoàn thành, sáng tạo
+ Cô động viên khuyến khích những bài chưa hoàn thiện
- Giáo dục trẻ: Trân quý những sản phẩm mà mình tạo ra, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
*Kết thúc: Cho trẻ hát “Hoa bé ngoan”

Tin tức khác

KPKH - Lớp Nhỡ
11/04
2025

KPKH - Lớp Nhỡ

Bé biết gì về đá, sỏi ? - GV: Ung Thị Như Thuỷ

Hoạt động ngoài trời - Lớp MG Nhỡ
11/04
2025

Hoạt động ngoài trời - Lớp MG Nhỡ

Những hòn đá xinh xắn - GV: Ung Thị Như Thuỷ

LQCC
11/04
2025

LQCC

Chữ cái U, Ư xinh xinh - GV: Bùi Thị Thanh Tâm